Tin tức Tin nổi bật

CÓ NÊN ĐẦU TƯ BẤT ĐỘNG SẢN KHI LẠM PHÁT TĂNG CAO?

Trước “làn sóng” lạm phát gia tăng, các nhà đầu tư cân nhắc, tranh thủ thời cơ hay tìm kênh đầu tư khác ngoài thị trường bất động sản?

Áp lực từ cơn bão lạm phát, tăng giá

Năm 2021, chỉ số giá tiêu dùng (CPI) bình quân của Việt Nam đang chỉ tăng 1,84% so với năm trước, thấp nhất trong 6 năm qua dù mặt bằng giá cả thị trường trong nước chịu nhiều tác động từ đại dịch Covid-19. Bước sang năm 2022 hiện nay, Việt Nam đặt ra mục tiêu CPI tăng khoảng 4%, tuy nhiên theo nhiều chuyên gia đã & đánh giá việc kiểm soát và thực hiện mục tiêu này sẽ không dễ dàng. 

Thực tế, mục tiêu CPI của năm 2022 đã tăng khá cao ngay từ đầu năm qua. Theo Tổng cục Thống kê, bình quân hai tháng đầu năm 2022, chỉ số CPI tăng 1,68% so cùng kỳ năm 2021; lạm phát cơ bản tăng 0,67%. Riêng tháng 2/2022, chỉ số CPI tăng 1,42%, lạm phát cơ bản tháng 02/2022 tăng 0,49% so với tháng trước, tăng 0,68% so với cùng kỳ năm trước. 

lạm phát tăng

Theo ý kiến của các chuyên gia hiện nay, lạm phát đang chịu áp lực tăng khá lớn của cả yếu tố “cầu kéo” và yếu tố “chi phí đẩy” do nhiều nguyên nhân sau. Chiến sự giữa Nga và Ukraine đã khiến giá dầu thế giới tăng ngoài dự báo, vượt 100 USD/thùng. Dự đoán về nguồn cung dầu tiếp tục khan hiếm đã tác động đến vấn đề tăng giá nguyên nhiên vật liệu trên thế giới như xăng dầu, than và giá cước vận chuyển có quy mô lớn. Việc nhập khẩu nguyên liệu với mức giá cao sẽ ảnh hưởng đến chi phí sản xuất, giá thành các sản phẩm, từ đó đẩy giá hàng hóa tiêu dùng trong nước lên cao, tạo áp lực cho lạm phát. 

Chẳng hạn, chỉ trong vòng tháng 3, với đợt tăng vào cuối tháng, thị trường thép trong nước đã trải qua 6 lần tăng giá. Lý do tăng giá được các doanh nghiệp đưa ra chủ yếu là do các tình hình giá nguyên vật liệu đầu vào tăng cao nên phải điều chỉnh giá bán. Ngoài thép, hàng loạt nguyên vật liệu xây dựng khác như xi măng, cát, bê tông,… cũng đua nhau tăng giá.